1. Kiểm tra mức điện áp của bếp từ trước khi sử dụng
Bạn cần chú ý rằng không phải bếp từ nào cũng có thể sử dụng bình thường ở mức điện áp 220V đâu nhé. Một số loại bếp từ của nước ngoài được nhập khẩu và bán tại Việt Nam được thiết kế để hoạt động ở mức điện áp 100V nên muốn sử dụng ở mức 220V thì bạn phải dùng thêm biến hạ áp để phù hợp với mức điện áp như chỉ định của hãng sản xuất.
Ngoài ra, sử dụng biến áp giúp ổn định nguồn điện đảm bảo không bị tăng, xụt thường xuyên khiến bếp bị cháy, nổ không thể sửa chữa. Tốt nhất bạn nên tính tổng công suất tiêu thụ điện trong nhà là bao nhiêu nếu công tơ điện không chịu nổi thì lên phương án khắc phục tình trạng này bằng cách dùng ổ cắm lớn hơn, dây điện có tiện diện 0,75 mm2 đảm bảo an toàn, điện áp không bị xụt khi sử dụng.
2. Vị trí đặt bếp các xa hơi nước, hơi nóng, xa tường
Vị trí đặt bếp:
- Cách tường > 15 cm
- Các xa vật khác > 5 cm
- Nhiệt độ môi trường khi dùng bếp từ: 10-40 độ C
3. Sử dụng nồi phù hợp
Bếp điện từ ứng dụng cảm ứng điện từ để cấp nhiệt, do đó sau khi cắm điện trên mặt bếp không có nhiệt lượng. Chỉ khi nào đặt nồi sắt hoặc nồi sắt tráng men lên trên bếp thì nồi mới nóng lên. Bếp điện từ không dùng được các loại nồi thuỷ tinh, nhôm, đồng, nồi đất vì đó là những vật liệu phi sắt từ tính không thể tăng nhiệt độ. Trường hợp muốn sử dụng nồi đất bạn có thể dùng miếng sắt sạch, phẳng, có cảm ứng từ đặt giữa bếp và nồi và sử dụng như bình thường.
Khi dùng bếp từ phải đặt nồi trong phạm vi quy định rồi mới bật công tắc điện và điều chỉnh nhiệt độ đến mức cần thiết.
4. Không kê báo hay bìa cứng vào khoảng giữa bếp và nồi
Rất nhiều gia đình nghĩ rằng đặt báo lên bếp trước khi đặt nồi để giữ vệ sinh cho bếp, nước trào hay thức ăn rơi ra không bị rơi vào mặt bếp. Tuy nhiên, ngoài tác dụng này thì thói quen này lại thực sự rất nguy hiểm vì trong quá trình sử dụng nhiệt độ của nồi tỏa ra rất lớn đủ để bén lửa và làm giấy báo bùng cháy. Nếu không muốn bếp từ bất chợt bị nổ khi đang chạy thì bạn nên dừng ngay thói quen này!
5. Không để bếp “cô đơn” khi đang hoạt động
Đúng vậy, trong khi rán, rang thức ăn hay thậm chí là nồi lẩu bạn cũng đừng để bếp ở lại 1 mình mà rời khỏi bếp làm việc khác vì nếu quên mất nhẹ thì trào nước, trào bọt ra bếp, nặng thì có thể thể dẫn tới cháy, nổ cực kỳ nguy hiểm. Nồi nấu không có thức ăn hoặc rang khô rất dễ gây cháy hoặc nứt vỡ mặt bếp từ.
6. Điều chỉnh nhiệt độ xuống thấp nhất trước khi tắt nguồn
Dùng bếp xong, bạn nên chỉnh nhiệt độ xuống mức thấp nhất, sau đó tắt công tắc nguồn điện rồi mới lấy nồi xuống khỏi bếp.
7. Chỉ vệ sinh khi bếp đã nguội hẳn
Đợi cho đến khi bếp nguội, dùng vải ướt chấm một ít nước tẩy rửa trung tính để lau chùi mặt bếp. Không được dùng các hoá chất mạnh, dầu hoả, bàn chải sắt, trực tiếp dội nước v.v… để rửa bếp. Khi dùng cũng phải để ý không cho cơm canh thức ăn trào lên mặt bếp. Để lâu không dùng phải lau chùi sạch sẽ đóng gói để bảo quản.
8. Hạn chế tối đa thiết bị điện quanh khu vực đặt bếp
Trong phạm vi cách bếp 3 mét tốt nhất không để máy ghi âm, ghi hình, tivi và các thiết bị gia dụng vì dễ bị nhiễm từ gây hỏng hóc.
9. Không tự sửa chữa khi bếp gặp sự cố
Bếp từ có nhiều hệ thống điện và điện từ phức tạp do đó khi phát sinh sự cố cần đưa đến các Trung tâm sửa chữa chuyên dụng. Bạn có thể tham khảo liên hệ dịch vụ sửa chữa bếp từ tại nhà của chúng tôi để đảm bảo đừng tự tháo rời các linh kiện ra để sửa chữa.
Theo baohanhbeptu.net